Năm 2013 Công ty TTTH ĐS Vinh đã nghiên cứu và thực hiện thành công đề tài KHCN cấp Tổng công ty “Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt sử dụng bộ ghi âm điện thoại tại các ga” đã được hội đồng KHCN Tổng Công ty nghiệm thu đánh giá kết quả vào loại: Khá.
- Tính cấp thiết
Để thực hiện đón tiễn một đoàn tàu trực ban chạy tàu phải thực hiện nhiều cuộc điện thoại: Điều độ chạy tàu, điều độ đầu máy, toa xe, gác ghi và các chắn đường ngang liên quan, thông qua hệ thống thiết bị thông tin chuyên dụng của ngành Đường sắt, việc xác lập một thiết bị để giám sát công tác điều hành chỉ huy chạy tàu có một ý nghĩa cực kỳ quan trong trong việc đảm bảo an toàn chạy tàu đặc biệt trên các đường ngang. Qua thực tế cho thấy tai nạn chạy tàu tập trên các đường ngang phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó việc chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của trực ban chạy tàu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi xảy ra tai nạn việc phân tích quy kết trách nhiệm gặp không ít khó khăn vì không có thiết bị ghi lại một cách chính xác các cuộc đàm thoại giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác chắn.
Xuất phát từ chính thực tiễn trên việc thực hiện ghi âm các cuộc gọi giữa trực ban chạy tàu và các máy điện thoại liên quan cần phải được thiết lập nhằm nâng cao an toàn chạy tàu giúp cho người quản lý nắm được đích thực cách thức điều hành chỉ huy chạy tàu trên một ga tại một thời điểm cụ thể qua đó để chỉ đạo kịp thời đồng thời qua dữ liệu ghi nhận để làm cơ sở phân tích các vụ việc xẩy ra dựa trên cơ sở khoa học chính xác.
Đồng thời việc ghi âm liên lạc này cũng nâng cao kỹ năng giao tiếp giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác chắn, đường ngang, giúp cho lãnh đạo các ngành liên qua nắm bắt được tình hình sản xuất thực tế tại đơn vị mình quản lý.
- Kết quả nghiên cứu
Sau quá trình nghiên cứu Ban chủ nhiệm đề tài đã thực hiện thành công lắp đặt thiết bị ghi âm tại 2 ga Thanh Hóa và Thị Long với nhiều ưu điểm sau:
- Không thay đổi cấu hình phần cứng của tổng đài SEI.
- Giám sát được các cuộc gọi giữa trực ban chạy tàu với nhân viên gác đường ngang.
Hình 1: Máy ghi âm ACR B080
- Thiết bị được quản lý qua mạng LAN, mạng INTERNET với các tài khoản do người quản trị cung cấp.
Hình 2: Giao diện truy cập máy ghi âm qua mạng LAN/INTERNET
- Chất lượng các cuộc ghi âm rõ ràng, dễ dàng nghe lại các file ghi âm theo ngày, tháng, năm.
- Thiết bị hoạt động ổn định, dễ dàng trong công tác duy tu, bảo dưỡng và quản lý.
- Ngoài chức năng ghi âm các cuộc điện thoại giữa trực ban ga với gác chắn đường ngang thiết bị còn có thể ghi âm được các cuộc gọi giữa trực ban 2 ga, giữa trực ban ga với điều độ chạy tàu thông qua đường liên lạc 4 số và điều độ riêng.
Hình 3: Giao diện phần mềm máy ghi âm khi nghe lại file ghi âm theo thời gian
- Khả năng ứng dụng và hiệu quả kinh tế
Đề tài đã được nghiên cứu và áp dụng thực tế tại 2 ga Thanh Hóa và Thị Long từ năm 2013 đến nay, qua hơn 2 năm sử dụng thì thiết bị hoạt động tốt, đảm bảo được các yêu cầu của người sử dụng khi cần nghe lại các file ghi âm.
Đề tài còn có khả năng ghi âm lại cuộc gọi thoại giữa trực ban ga và nhân viên gác chắn đường ngang thuộc Đề tài “Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt thiết bị ghép nối với tổng đài SEI để thực hiện chức năng gọi nhóm các điện thoại phục vụ cho công tác chỉ huy điều hành chạy tàu tại các ga (tuyến ĐS Hà Nội – Vinh)” do Công ty TTTH ĐS Vinh thực hiện năm 2012. Việc kết nối rất đơn giản chỉ cần đấu nối song song phần tín hiệu thoại âm tần của thiết bị gọi nhóm vào 1 cổng của máy ghi âm ACR B080.
Hình 4:Sơ đồ kết nối máy ghi âm ACR B080 với thiết bị gọi nhóm
Đề tài có thể được áp dụng cho tất cả các ga trên tuyến của Đường sắt Việt Nam với chi phí khoảng từ 20 triệu/1 ga.
- Địa chỉ lưu trữ kết quả nghiên cứu:
Hồ sơ và báo cáo thuyết minh đề tài được lưu giữ tại Ban Hợp tác Quốc tế & Khoa học Công nghệ, 118 Lê Duẩn, Hà Nội và Công ty TTTH ĐS Vinh.
Số điện thoại liên hệ: Chủ nhiệm đề tài:0986.806.446